Giải pháp nâng cao năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên môn Vật lý THPT - ThS. Nguyễn Thị Thu Ba

  1. Thông tin chung:
    • Tên đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên môn Vật lý THPT
    • Mã số: B.2015.NVTX.10
    • Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Thu Ba
    • Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Giáo dục
    • Thời gian thực hiện: 1/2015 – 12/2015
  2. Mục tiêu:
  • Khảo sát năng lực dạy học phân hóa của giáo viên dạy bộ môn Vật lý THPT  hiện nay.
  • Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên môn Vật lý THPT.
  1. Tính mới và sáng tạo:
  • Nội dung nghiên cứu của đề tài không trùng lắp với các đề tài trước đây.
  • Đề tài đã đề xuất 03 nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên môn Vật lý THPT.

 

  1. Kết quả nghiên cứu: Đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:
  • Qua việc nghiên cứu, chúng tôi đã góp phần làm sáng tỏ một số luận điểm lí luận như: Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước; Tìm hiểu các khái niệm liên quan như: năng lực, năng lực dạy học, năng lực dạy học phân hóa; Cơ sở tâm lý học, triết học và giáo dục học của dạy học phân hóa; Tư tưởng chủ đạo, nguyên tắc và những ưu nhược điểm của dạy học phân hóa; Các phương pháp dạy học phân hóa như: dạy học theo góc, theo hợp đồng, theo trạm.
  • Đề tài đã thực hiện khảo sát ý kiến của giáo viên Vật lý của 10 trường THPT tại TP.HCM về năng lực dạy học phân hóa của giáo viên. Kết quả thu được như sau: Đa số giáo viên đều nắm được khái niệm và dạy học phân hóa tuy nhiên giáo viên chưa thực sự nắm vững mục tiêu của dạy học phân hóa; Hầu hết giáo viên đều cho rằng vai trò quan trọng của dạy học phân hóa trong dạy và học môn Vật lý nhưng tỉ lệ giáo viên thường xuyên dạy học phân hóa là rất thấp, tồn tại một số giáo viên không bao giờ chú ý đến dạy học phân hóa trong tiết dạy của mình; Đa phần giáo viên đều phân loại học sinh theo học lực và cách thức phân loại là bằng bài kiểm tra định kỳ; Gần 50% tỉ lệ giáo viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống trong khi tiến hành dạy học phân hóa mà rất ít khi sử dụng các phương pháp dạy học tích cực khác như dạy học theo góc, theo hợp đồng, theo trạm; Tuy giáo viên đánh giá là bản thân có trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhưng giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy học phân hóa; Giáo viên đánh giá mức độ đạt được về các năng lực dạy học phân hóa của bản thân khá cao, tuy nhiên vẫn có nhu cầu được bồi dưỡng thêm các năng lực đó.
  • Nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên môn Vật lý THPT như: Nâng cao nhận thức về dạy học phân hóa cho giáo viên; Trang bị cơ sở lý luận và thực tiễn về DHPH cho giáo viên; Nâng cao năng lực dạy học phân hóa cho giáo viên Vật lý và đề xuất 03 tiến trình dạy học bằng các phương pháp dạy học tích cực như dạy học theo góc, theo hợp đồng, theo trạm theo hướng dạy học phân hóa.
  1. Sản phẩm:

01 báo cáo tổng kết

03 bài giảng dạy học phân hóa môn Vật lý với các phương pháp dạy học tích cực.

 

  1. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

 

Đề tài có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu Giáo dục  và giáo viên THPT.