Giải pháp đẩy mạnh giáo dục bình đẳng giới cho học sinh dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ - ThS. Phạm Thị Xuân Hương

  1. Thông tin chung:

Tên đề tài: Giải pháp đẩy mạnh giáo dục bình đẳng giới cho học sinh dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ.

Mã số: B.2017.NVTX.06

Chủ nhiệm: ThS. Phạm Thị Xuân Hương

Thành viên: ThS. Nguyễn Ngọc Tài

                   ThS. Phạm Văn Danh

                  ThS. Đỗ Thị Phương Anh

                   CN. Lê Thị Thu Hằng

Tel0902 855 018                              E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 Thời gian thực hiện:    03/2016 - 03/2017

  1. Mục tiêu:
  • Khảo sát thực trạng bình đẳng giới trong giáo dục cho học sinh dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ.
  • Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục cho học sinh dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ.
  1. Tính mới và sáng tạo:
  • Nghiên cứu lý luận về thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số.
  • Đánh giá thực trạng bình đẳng giới trong giáo dục cho học sinh dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ.
  • Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục cho học sinh dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ để có thể giúp cho ngành giáo dục địa phương thúc đẩy phát triển giáo dục, tiến tới nâng cao dân trí cho dân tộc Khmer trong vùng Tây Nam Bộ.
  1. Kết quả nghiên cứu:

* Thực trạng bình đẳng giới trong giáo dục cho học sinh dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ 

  • Giáo dục bình đẳng giới cho học sinh dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ đã được phụ huynh và giáo viên nhận thức rất rõ vai trò và hiệu quả của phương thức giáo dục này.
  • Để nâng cao hiệu quả giáo dục bình đẳng giới, giáo viên và phụ huynh đã có nhiều hình thức và biện pháp cụ thể. Mỗi biện pháp được thực hiện ở các mức độ khác nhau, và nhiều ý kiến cho biết nhiều biện pháp không thực hiện, hoặc ít khi thực hiện. Đồng thời, giáo viên và phụ huynh tham gia khảo sát cũng nhận thức được những thuận lợi cũng như những khó khăn trong quá trình thực hiện giáo dục bình đẳng giới cho HS, cho con em mình.

* Đề tài đưa ra 3 nhóm giải pháp cho GV, cho HS và cho CMHS nhằm năng cao hiệu quả thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục cho học sinh dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ.

  1. Sản phẩm:
  • Báo cáo khoa học hoàn chỉnh về giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục cho học sinh dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ.
  • Báo cáo tóm tắt của đề tài
  • 4 chuyên đề
  • 1 bài báo đăng trên Kỷ yếu Hội thảo Cán bộ trẻ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) (mở rộng) lần III – năm 2017 có chỉ số xuất bản và 1 bài báo đăng trên Kỷ yếu Hội thảo Khoa học tỉnh Vĩnh Long về Công tác quản lý Trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tháng 3-2018, có chỉ số xuất bản.
  • Địa chỉ ứng dụng: các Sở Giáo dục - Đào tạo, các trường phổ thông vùng Tây Nam Bộ.
  1. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã giúp cho các trường phổ thông, các GV tại các trường phổ thông có HS dân tộc nói riêng và các trường phổ thông nói chung; các nhà giáo dục, các trường sư phạm, các Viện Nghiên cứu về Giáo dục và các đoàn thể ở địa phương có thêm một số kiến thức về thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục cho học sinh dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ.

 Kết quả nghiên cứu được gửi đến các trường sư phạm, các Viện Nghiên cứu như một tài liệu, nhằm góp phần cho việc thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục cho học sinh dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ.