Giải pháp nâng cao năng lực giao tiếp sư phạm trong trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú vùng Đồng bằng sông Cửu Long - ThS. Nguyễn Ngọc Tài

  1. Thông tin chung

-  Tên đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực giao tiếp sư phạm trong trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

-  Mã số: B2018-SPS-02 HT

-  Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Ngọc Tài

-  Thành viên: ThS. Trịnh Văn Anh, ThS. Phạm Thị Xuân Hương, CN. Võ Ngọc Đức

-  Cơ quan chủ trì: Trường ĐHSP, Tp.HCM

-  Thời gian thực hiện: 01/2018-12/2018

  1. Mục tiêu

-  Xây dựng khung giao tiếp sư phạm (GTSP) cho giáo viên (GV) trường THPT Dân tộc Nội trú vùng ĐBSCL.

-  Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực GTSP cho GV trường THPT Dân tộc Nội trú vùng ĐBSCL.

  1. Tính mới và sáng tạo

Đề tài đã xây dựng khung đánh giá năng lực GTSP cho GV trường THPT Dân tộc Nội trú vùng ĐBSCL gồm 3 mức độ, mỗi mức độ gồm nhiều tiêu chí:

  • Mức độ 1: Đạo đức và tác phong nhà giáo: gồm 5 tiêu chí, mỗi tiêu chí gồm 5 cấp độ.
  • Mức độ 2: Nguyên tắc giao tiếp sư phạm và phương tiện giao tiếp: gồm 4 tiêu chí lớn, trong mỗi tiêu chí lớn có 4 tiêu chí nhỏ, mỗi tiêu chí nhỏ có 5 cấp độ.
  • Mức độ 3: Phương tiện giao tiếp sư phạm: gồm 3 tiêu chí lớn, trong mỗi tiêu chí lớn có từ 5 đến 6 tiêu chí nhỏ, mỗi tiêu chí nhỏ có 5 cấp độ.
  • Mức độ 4: Khả năng xử lý tình huống sư phạm : gồm 5 tiêu chí, mỗi tiêu chí có 5 cấp độ.

Sau khi xây dựng khung đánh giá năng lực GTSP cho GV, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá 93 GV tại các trường THPT Dân tộc Nội trú (DTNT) để có kết quả đánh giá, phân tích làm tiền đề cho các giải pháp.

  1. Kết quả nghiên cứu

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu theo từng bước:

- Khảo sát 107 GV và 825 HS về thực trạng GTSP tại trường THPT Dân tộc Nội trú vùng ĐBSCL tại hai tỉnh Vĩnh Long và Sóc Trăng.

- Đánh giá năng lực GTSP của 93 GV thông qua Khung đánh giá năng lực GTSP của GV.

- Tiến hành khảo nghiệm 20 GV về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.

Sau khi tiến hành xong các bước trên, đề tài đã có được bốn giải pháp lớn như sau:

Giải pháp 1: Hình thành nhận thức, nhu cầu, động cơ rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Giải pháp 2: Trang bị hệ thống tri thức lý thuyết về giao tiếp cho giáo viên hiệu quả

Giải pháp 3: Tổ chức cho giáo viên thực hành những bài tập để rèn luyện kỹ năng giao  tiếp

  • Bài tập rèn luyện kỹ năng quan sát, đánh giá trong giao tiếp
  • Bài tập rèn luyện kỹ năng làm chủ cảm xúc, hành vi khi tức giận
  • Bài tập rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả cho giáo viên
  • Bài tập rèn luyện kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ cụ thể, dễ hiểu
  • Bài tập rèn luyện kỹ năng thành lập mối quan hệ trong giao tiếp cho giáo viên

Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động dạy học tích cực góp phần rèn luyện kỹ năng giao tiếp

  • Tổ chức dạy học bằng phương pháp hoạt động theo nhóm
  • Sử dụng hình thức Xemina trong dạy học.
  • Sử dụng phương pháp đàm thoại trong dạy học
  1. Sản phẩm:

- Báo cáo khoa học hoàn chỉnh về giải pháp nâng cao năng lực GTSP cho GV trường THPT Dân tộc Nội trú vùng ĐBSCL.

- Báo cáo tóm tắt của đề tài.

  1. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã giúp cho các nhà giáo dục, các trường sư phạm, các Viện Nghiên cứu giáo dục và các đoàn thể ở địa phương có thêm một số kiến thức về việc nâng cao cao năng lực GTSP cho GV trường THPT Dân tộc Nội trú vùng ĐBSCL.

Kết quả nghiên cứu được gửi đến các trường sư phạm, các Viện Nghiên cứu giáo dục như một tài liệu, nhằm góp phần cho việc nâng cao cao năng lực GTSP cho GV trường THPT Dân tộc Nội trú vùng ĐBSCL.