Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục toàn diện tại các trường trung học cơ sở tỉnh Lâm Đồng - Hồ Sĩ Anh

1. Thông tin chung

Tên đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục toàn diện tại các trường trung học cơ sở tỉnh Lâm Đồng.

  • Mã số: 2017.NVTX.02
  • Chủ nhiệm: Hồ Sĩ Anh
  • Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
  • Thời gian thực hiện: 12 tháng

2. Mục tiêu

  • Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo toàn diện học sinh các trường THCS tỉnh Lâm Đồng

3. Tính mới và sáng tạo

  • Đưa ra khái niệm và sơ đồ biểu diễn hoạt động giáo dục toàn diện gồm 3 hoạt động chủ yếu: hoạt động dạy học của giáo viên, hoạt động trải nghiệm và hoạt động tự học, tự giáo dục của HS, những hoạt động này hướng đến phát triển phẩm chất và năng lực HS.
  • Đưa ra khái niệm chất lượng hoạt động giáo dục toàn diện và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục toàn diện liên quan đầu vào, quá trình và đầu ra của hoạt động này.

4. Kết quả nghiên cứu

  • Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động giáo dục phát triển toàn diện ở một số trường THCS tỉnh Lâm Đồng.
  • Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục toàn diện phát triển toàn diện đối với các trường THCS tỉnh Lâm Đồng.

5. Sản phẩm

  • Báo cáo tổng kết đề tài khoa học.
  • 01 bài báo đăng kỉ yếu hội thảo có chỉ số xuất bản: “Đề xuất bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục toàn diện đối với trường trung học”, Kỉ yếu hội thảo: “Công tác quản lý trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trỉnh giáo dục phổ thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, Nxb ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2018.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

  • Phương thức chuyển giao:

Chuyển giao sản phẩm nghiên cứu, cung cấp các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển toàn diện học sinh ở trường THCS; Công bố các bài báo khoa học liên quan đến kết quả nghiên cứu ở các tạp chí chuyên ngành hoặc kỉ yếu hội thảo khoa học có chỉ số xuất bản.

  • Địa chỉ ứng dụng: Sở giáo dục và Đào tạo, các trường THCS tỉnh Lâm Đồng
  • Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:
    • Hiệu quả khoa học: Trên cơ sở tiếp cận khái niệm toàn diện học sinh theo quan điểm của giáo dục hiện đại của thế giới và Việt Nam, nhóm tác giả đã xây dựng sơ đồ cấu trúc và bộ công cụ đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục toàn diện học sinh trường THCS.
    • Hiệu quả kinh tế: Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển toàn diện HS tại các trường THCS tỉnh Lâm Đồng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung.
    • Hiệu quả xã hội: Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục toàn diện sẽ nâng cao chất ltượng giáo dục, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH tỉnh Lâm Đồng.